Monday 7 September 2015

VÌ SAO? ( TẬP 4 )













-  VÌ SAO ở Nhật Bản lại có nhiều núi lửa?

         Thái Bình Dương là một đại dương rất sâu nên vỏ trái đất ở khu vực này rất mỏng mà phần lục địa xung quanh Thái Bình Dương lại có lớp vỏ rất dày, khiến Thái Bình Dương là nơi tập trung của núi lửa. Nhật Bản là nước nằm ven bờ Thái Bình Dương lại chính là nơi chuyển đổi độ dày mỏng của vỏ trái đất, hơn nửa khu vực chuyển đổi này cũng chưa ổn định và tồn tại nhiều vết đứt gãy, do đó dung nham dễ dàng tìm ra kẽ hở để phun trào tạo nên núi lửa.


- VÌ SAO quả của thực vật lại ngọt và nhiều nước?


       Quả của thực vật thường ngọt và nhiều nước nhằm để thu hút các loại động vật giúp cây phát tán hạt giống. 
          Khi động vật ăn trái cây, hạt cây cũng được nuốt theo. Hạt cây rất khó bị tiêu hóa, sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Trong phân của động vật chứa rất nhiều chất hữu cơ, do đó hạt cây sẽ mọc mầm rất nhanh.

- VÌ SAO trên biển không có gió mà vẫn có sóng? 


             Sở dĩ trên biển không có gió mà vẫn có sóng là vì sau khi gió trực tiếp gây ra sóng ở một nơi nào đó thì sóng không chỉ có dập dềnh lên xuống ở tại một chỗ đó mà nó lan ra xung quanh. Điều này khiến những nơi mặc dù không chịu sự tác động của gió nhưng vẫn có sóng. Do bước sóng của những con sóng biển là rất lớn và tỏa ra trên diện rộng nên mặc dù khi gió ngừng thổi thì sóng cũng không ngừng ngay mà vẫn tiếp tục dao động trong thời gian dài.

- VÌ SAO cây ngân hạnh được mệnh dah là " hoa thạch sống "?


                Cây ngân hạnh là loài cây cổ xưa nhất trên thế giới. Chúng tồn tại trên trái đất từ 270 triệu năm trở về trước. Cho tới thời kỳ băng hà, phần lớn các cây ngân hạnh bị diệt vong. Tuy nhiên vẫn còn một số cây ngoan cường sống sót và mang nhiều đặc trưng nguyên thủy của chúng. Chẳng hạn lá cây không có sự khác biệt giữa mặt trên, mặt dưới và điều này rất hiếm gặp ở các cây sinh trưởng trong thời kỳ sau. Nhờ có loại cây này, các nhà khoa học có thể nghiên cứu về trái đất thời xa xưa.

- VÌ SAO tháng tám vịt cổ xanh không biết bay?


            Vịt cổ xanh là họ hàng thân thiết với vịt trời, chúng cũng có thói quen bay di cư, sức bay của cúng cũng rất dẻo dai. Có điều lạ là hằng năm cứ cuối tháng tám thì chúng lại mất khả năng bay, vì sao lại như vậy? Là vì khi đó vịt cổ xanh đang thay lông, lông cũ rụng, lông mới còn chưa mọc đủ cho nên không bay được.

- VÌ SAO hoa cúc có nhiều loại?


            Hoa cúc là loại thực vật thân có lâu năm, lại rất dễ thay đổi trong điều kiện khí hậu và đất đai khác nhau. Dáng lá, hình hoa và màu sắc của hoa đều có thể biền đổi để thích nghi ngoại cảnh. Trải qua mấy nghìn năm thiên nhiên biến đổi và được con người nhân giống, ngày nay cả thế giới đã có khoảng 920 họ, 19.000 loại cúc khác nhau. Để dễ nhận biết, người ta đã phân chúng ra thành loại cánh đơn, cánh kép, cánh hình cầu dẹt, cánh lật, cánh hình móng rồng...

- VÌ SAO không khí ở bờ biển rất trong lành?


        Không khí ở vùng bờ biển chứa một lượng khá lớn Anion. Các Anion này được gọi là " vitamin không khí ", chúng theo đường hô hấp vào cơ thể con người, cải thiện hoạt động của phổi, tăng thêm khả năng hấp thụ oxy và thải khí cacbonic. Các Anion là các ion mang điện nên có tác dụng hạn chế vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Môi trường nhiều Anion sẽ làm tăng công năng thần kinh giao cảm của con người, khiến con người cảm thấy sảng khoái vui vẻ và tăng thêm hồng cầu trong máu.

- VÌ SAO bồ công anh có thể bay được?
  
               Bồ công anh là loài cỏ mọc hoang. Sau khi ra hoa sẽ kết thành những quả nhỏ, nhẹ và trên mỗi quả lại mọc những sợi lông nhỏ. Khi có gió, quả bồ công anh lại bay theo gió và chính những sợi lông nhỏ giúp chúng bay đi rất xa.




- VÌ SAO những đám mây trên trời không rơi xuống đất?


         Khi nước bị ánh nắng mặt trời làm cho bốc thành hơi, hơi nước sẽ bốc lên cao, gặp không khí lạnh thì đông kết lại thành những hạt nước nhỏ và sau đó những hạt nước nhỏ này lại tụ tập với nhau tạo nên các đám mây. Do những hạt nước này có trọng lượng cực nhỏ nên tốc độ rơi xuống dất cũng rất chậm. Ngoài ra, do không khí nóng ở mặt đất không ngừng bay lên cao nên luồng khí này sẽ giữ những đám mây lại không cho chúng tiếp tục rơi xuống đất.

- VÌ SAO mắt mèo thay đổi màu nhiều lần trong ngày?


               Mắt mèo thay đổi theo độ mạnh yếu của ánh sáng. Sáng sớm mắt mèo trông như hạt táo; buổi trưa khi ánh sáng mạnh, đồng tử của mắt mèo thu nhỏ lại như một khe hẹp; đến buổi tối, đồng tử mắt mèo giãn hết mức, cố gắng tiếp nhận tối đa nguồn ánh sáng, giúp chúng nhìn thấy các vật thể trong bóng tối. Chính vì thế, trong một ngày mắt mèo có thể thay đổi đến ba lần.

- VÌ SAO khi ngủ chim vẫn mở mắt?




             Khi ngủ, cứ một lúc chim lại mở mắt để ngắm quan sát động tỉnh xung quanh, tránh bị tấn công bất ngờ. Các nhà sinh học cho rằng đó là trạng thái ngủ mà không ngủ. Họ đã quan sát thấy rằng, thông thường khi ngủ, mỗi phút chim mở mắt 10 lần. Nếu có kẻ thù ở gần, chúng mở mắt 30 - 40 lần phút. Thế nhưng, giấc ngủ của chim vẫn sâu như như con người.

- VÌ SAO hoa cúc không sợ lạnh?



              Vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống quá thấp, mức có thể đóng băng nhưng nếu bạn cho thêm đường vào cốc nước thì bạn sẽ thấy rằng nước sẽ không bị đóng băng. Điều này cho thấy hàm lượng đường trong nước càng cao thì nước càng khó đóng băng. Hoa cúc không sợ rét, chính là nhờ trong hoa chứa hàm lượng đường cao và vào mùa đông hoa vẫn nở rất đẹp.

- VÌ SAO các bông tuyết lại có hình lục giác?


             Trên không trung có rất nhiều hơi nước, nếu hơi nước này gặp không khí có nhiệt độ thấp hơn 0 độ C thì chúng sẽ kết thành băng đá. Những hạt băng này rất nhỏ và có hình lục giác. Khi những hạt băng này bay trong không trung, gặp phải hơi nước chúng sẽ kết thêm " bạn " và lớn dần thành những bông tuyết. Do phần băng trong lõi có hình lục giác nên khi phát triển thành tuyết cũng sẽ tạo nên những bông tuyết có hình lục giác. 

- VÌ SAO trên sa mạc có nhiều màu sắc?


            Cát trên sa mạc được hình thành là do quá trình phong hóa của nham thạch mà nham thạch là vật chất trong đó có nhiều khoáng chất, mỗi khoáng chất lại có một màu sắc khác nhau. Nếu hạt cát chứa sắt thì khi bị oxy hóa sẽ biến thành hạt cát màu đỏ, nếu cát có chứa thạch cao thì sau khi thạch cao phong hóa sẽ biến thành màu trắng, nếu cát là sản phẩm từ khối đá đen thì hạt cát cũng sẽ có màu đen.

- VÌ SAO cá bướm biết đổi màu?





         Cá bướm sống gần các rạng san hô có màu sắc phong phú nên màu sắc của cá cũng có thể thay đổi theo sự biến đổi của môi trường. Do trên mình cá có nhiều tế bào sắc tố, dưới sự kiểm soát có thể dãn ra hoặc thu lại và từ đó thể hiện những màu sắc khác nhau. Thường thì một con cá bướm cứ một lần muốn thay đổi màu sắc cơ thể phải mất vài phút nhưng cũng có con chỉ cần vài giây.

- VÌ SAO đàn vịt thường xếp thành hàng khi đi?


                  

               Sau khi nở vài ngày, bầy vịt con thường đi theo mẹ học bơi và kiếm mồi. Thói quen này khiến về sau khi đi đâu chúng cũng xếp thành hàng.
          




- VÌ SAO hải cẩu là thợ lặn siêu hạng?



         Hải cẩu có cơ thể trơn láng, hình dạng thuôn, vây tay linh hoạt, có thể chuyển hướng khi lặn trong nước, giúp chúng nhanh chóng đuổi theo đàn cá và kịp thời thoát khỏi sự truy đuổi của kẻ thù. Chúng có khả năng nhịn thở, giảm nhịp tim giúp tiết kiệm dưỡng khí khi lặn sâu xuống đáy biển. Có một số hải cẩu có thể ở lại trong nước tới 70 phút, lặn xuống độ sâu 1000m hoặc hơn. Cũng chính vì vậy mà hải cẩu còn có tên gọi là " thợ lặn siêu hạng ".

- VÌ SAO đàn ngỗng trời xếp thành hình chữ " V " khi bay?




              Hành trình bay di cư của ngỗng trời cũng khá dài, bầy ngỗng bị tiêu hao sức lực rất lớn nên chúng bay hình chữ " V " để giúp tiết kiệm năng lương trên hành trình. Trong khi bay, đàn ngỗng trời tạo ra dòng hoạt lưu, những con ngỗng trời bay sau nếu nằm trong dòng hoạt lưu sẽ giảm bớt tiêu hao năng lượng. Cũng nhờ vậy mà trong quá trình bay, rất hiếm khi có ngỗng trời bị tách khỏi đàn do không đủ sức lực.

- VÌ SAO cây thông rất nhanh liền vết thương?


                 Trong rễ, mặt trong lá và thân cây thông có rất nhiều ống dẫn nhựa do một tế bào đặc biệt tiết ra. Dịch mà tế bào này tiết ra tạo thành nhựa thông và không ngừng tích trữ các ống dẫn. Khi thông " bị thương " thì nhựa thông từ trong ống dẫn ứa ra và nhanh chóng lấp kín vết thương. Trong nhựa thông có một số chất có khả năng giết chết vi khuẩn gây bệnh có hại.





- VÌ SAO chim cánh cụt có dáng đi lạch bạch?



                Chim cánh cụt nam Cực vô cùng đáng yêu, chúng có dáng đi lạch bạch trông thật buồn cười. Chân của chim cánh cụt có màng liên kết ba ngón phía trước với nhau. Hình dạng này của bàn chân làm tăng cường diện tích tiếp xúc với nước, tăng lực đẩy khi bơi. Cũng vì đôi bàn chân to, thân mình cao trong khi cặp chân ngắn và mập mạp mà chân cánh cụt có dáng đi lạch bạch.


                                                                                  ( SƯU  TẦM )




0 nhận xét:

Translate