Tuesday 16 June 2015

VÌ SAO? ( TẬP 1 )





-  VÌ SAO lá cậy lại màu xanh? 
                Lá cây và cỏ sở dĩ có màu xanh là bởi vì trong lá của chúng có rất nhiều các hạt màu xanh nhỏ bé, chất diệp lục này là chất màu xanh quan trong tồn tại trong thể diệp lục của tế bào thực vật. Nó có thể lợi dung nước, không khí và ánh sáng mặt trời để
tạo ra các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật. Thông thường, chất diệp lục của thực vật cao cấp không phải là hợp chất tồn tại đơn lẻ mà là hai chất diệp lục khác nhau : chất diệp lục a và chất diệp lục b được trộn lẫn với nhau tạo nên mà chất diệp lục a là màu xanh lam còn chất diệp lục b là màu xanh vàng.





-  VÌ SAO sóng biển lại có màu trắng?
               
        Thực ra thủy tinh có thể xuyên thấu ánh sáng mặt trời và cũng có thể phản xạ lại. Thủy tinh chất thành đống nênkhi có ánh sáng chiếu qua thì ngoài hiện tượng phản xạ còn xảy ra nhiều đợt khúc xạ. Còn ánh sáng sau khi trải qua nhiều lần chiết quang sẽ khúc xạ hoặc tán xạ ra theo những hướng khác nhau. Mắt chúng ta gặp phải những tia sáng này sẽ có cảm giác trắng xóa. Sóng biển cũng giống như các hạt nhỏ thủy tinh vỡ, nó cũng làm cho tia sáng mờ ảo đi, vì thế khi nhìn thấy có màu trắng.

-  VÌ SAO mặt trăng chuyển sang màu đỏ khi có nguyệt thực toàn phần?
              
         Khi trái đất chặn tất cả các tia sáng từ mặt trời chiếu tới mặt trăng giống như một kính lọc thì các tia sáng này cũng vẫn có thể " lượn " qua bề mặt trái đất và phản chiếu lên mặt trăng. Màu đỏ của mặt trang đến từ các tia sáng phản chiếu bởi bầu khí quyển của trái đất ( có nghĩa là các tia sáng từ mặ trời đập vào bầu khí quyển của trái đất rồi lại đi tới mặt trăng ) và tạo ra màu đỏ giống với màu đỏ của bình minh. Bầu khí quyển của chúng ta đóng vai trò giống như một kính lọc đã lọc toàn bộ ánh sáng xanh và chỉ để các ánh sáng đỏ - cam có thể đi tới mặt trăng.

-  VÌ SAO gọi là Biển Đen?
                
        Còn có tên là Hắc Hải, Biển Đen là một biển nội địa nằm giữa Đông nam Châu Âu và vùng Tiểu Á. Sở dĩ vùng biển này có màu đen là vì nước biển chứa nhiều H25 ( hydro sunfua ). Hợp chất này làm sậm màu nước biển bắt đầu từ độ khoảng 100m trở xuống.

-  VÌ SAO lại gọi là Biển Đỏ?
              
     Biển Đỏ hay còn gọi là Hồng Hải hay Xích Hải là một vịnh nhỏ của Ấn Độ Dương nằm giữa Châu Phi và Châu Á. Tên gọi của biển này không để thể hiện màu nước của nó mà là sự thể hiện cho sự nở rộ theo mùa của một loài tảo lam có màu đỏ Trichodesmium erythraeum gần với bề mặt nước. Khi có sự khuếch tán ánh sáng mặt trời, màu đỏ của biển trông càng rộng và rực hơn .

-  VÌ SAO giọt nước đọng trên lá sen có hình cầu?
               
         Các phân tử trên mặt nước chịu lực hút của các phân tử bên trong, sinh ra xu hướng vận động hướng vào trong. Như vậy, bề ngoài của nước cũng có khả năng thu nhỏ. Thu nhỏ tới mức như thế nào? Chúng ta biết rằng, thể tích của nước to nhỏ không thay đổi, chỉ khi dưới dạng hình cầu thì bề ngoài của nó mới là nhỏ nhất. Do đó, lượng nước ít thì biến thành bong bóng nước nhỏ hình cầu.


-  VÌ SAO chó thường đánh hơi?
               
     Các chú chó thường đánh hơi khắp mọi chỗ, điều chúng muốn là tìm xem có con chó nào khác để lại nước tiểu ở đó hay không?. Ở loài chó, nước tiểu thể hiện sự chiếm lĩnh địa bàn, chỉ cần đánh hơi mùi nước tiểu mà con chó khác để lại là loài chó có thể biết được con chó đó to hay nhỏ, có khỏe hơn mình hay không? Nếu đối phương yếu hơn, con chó đến sau sẽ chiếm địa bàn đó.



-  VÌ SAO trứng chim lại không giống nhau?

               
     Màu sắc và hình dạng của trứng chim có sự khác biệt do địa điểm đẻ trứng và yêu cầu ngụy trang, không có hai quả trứng nào là hoàn toàn giống nhau. Loài chim làm tổ trong hang như cú mèo và chim bói cá thường đẻ trứng có màu trắng. Những loài chim làm tổ nơi đồng hoang lại có trứng lốm đốm để ngụy trang. Màu sắc của vỏ có tác dụng bảo vệ trứng trước kẻ thù và hình dạng quả lê ngăn không cho trứng lăn khỏi tổ.



-  VÌ SAO châu chấu bay thành đàn?

                Châu chấu dù bay ở trên trời hay đỗ dưới mặt đất vẫn duy trì tính hợp quần. Đây không phải là sở thích nhất thời mà mà do thói quen đẻ trứng và nhu cầu về mặt sinh lý của
chúng. Chúng cần nhiệt độ cơ thể tương đối cao để hoạt động vì vậy việc sống thành đàn sẽ giúp chúng duy trì nhiệt độ trong cơ thể. Tất cả những con châu chấu trong đàn đều có chung đặc điểm này. Bởi vậy, trước khi chúng kết đàn, chỉ cần vài con lượn vòng vòng trên không trung và rất nhanh sau đó, những con khác dưới mặt đất sẽ sẽ cảm ứng rồi cùng đồng loạt bay lên.



-  VÌ SAO ở vùng núi có nhiều khoáng sản kim loại?

               
     Vùng đồi núi là những khu vực bị nhô lên khi vỏ trái đất vận động. Tùy theo sự nhô lên của vỏ trái đất mà những dung nham nóng chảy ( magma ) vốn nằm sâu dưới lòng đất có cơ hội nhô lên và hoạt động.  Khi magma trào lên đến gần mặt đất, do nhiệt độ giảm, nó nguội đi, rắn thành đá peridot, đá hoa cương... Những đá rắn này chủ yếu do các muối axit-silic hợp thành. Còn các nguyên tố kim loại khi gặp điều kiện nhiệt độ, áp lực thích hợp thường phân ly khỏi magma để hình thành quặng khoáng sản kim loại. Chính vì thế, người ta hay tìm thấy khoáng sản kim loại ở vùng đồi núi.



-  VÌ SAO ban ngày không nhìn thấy sao?

             
    Trong vũ trụ, đại đa số các sao tự phát sáng, phát nhiệt và quanh năm lấp lánh. Nhưng chỉ vào xẩm tối ta mới trông rõ chúng là vì ban ngày tầng khí quyển của trái đất đã tán xạ một phần ánh sáng của mặt trời. Lượng ánh sáng đó chiếu sáng bừng không trung, át cả ánh sáng của các vì sao khiến chúng ta không thể nhìn thấy chúng. Nhưng nếu trái đất không có bầu khí quyển, không trung sẽ tối đen và cho dù ánh sáng mặt trời rất sáng thì chúng ta vẫn nhìn thấy sao vào ban ngày. Hiện tượng này cũng xảy ra khi chúng ta đứng trên bề mặt của mặt trăng là vì do không có bầu khí quyển tán xạ ánh sáng nên tại đây, lúc nào ta cũng có cơ hội chiêm ngưỡng các vì sao.



-  VÌ SAO cá nổi lên chìm xuồng dễ dàng?

             
    Dù có là một tay bơi lặn cừ khôi đi nữa, bạn cũng không thể đang từ dưới sâu vọt lên mặt nước hoặc ngược lại nhưng các loài cá thì có thể. Đó là vì chúng có chiếc bong bóng trong bụng luôn chứa đầy không khí. Sự thay đổi áp suất của bong bóng giúp chúng điều chỉnh vị trí dễ dàng. Không khí được nạp vào bong bóng theo hai con đường : cá nổi lên mặt nước lấy không khí trực tiếp qua đường khí quản rất nhỏ ở đầu hoặc chúng lấy không khí ngay trong nước qua các tế bào đỏ ở mang. Các loài cá điều chỉnh vị trí trong nước chủ yếu nhờ vào việc làm thay đổi áp suất không khí trong bong bóng ( khi muốn nổi lên, nó nạp đầy không khí vào và lại nhả ra khi muốn lặn xuống ).



-  VÌ SAO lá súng vua có thể đỡ được một người?

               
   Súng vua sinh trưởng trong ao hồ. Lá cây súng vua có đường kính trên 2m, có khi trên 3m, nổi trên mặt nước chẳng khác gì chiếc mâm ngọc khổng lồ. Chiếc lá này có thể đỡ một người nặng 75kg mà không chìm. Sức mạnh của nó chính là do cấu tạo đặc biệt của mặt dưới lá. Nếu lật ngửa lên để quan sát, ta sẽ thấy một kiểu cấu trúc đặc biệt : gân lá vừa to vừa khỏe, đồng thời xếp như kiểu xương sườn, rất giống cấu trúc dầm cầu thép cho nên khả năng chịu lực đặc biệt lớn. Cây súng vua có nguồn gốc ở Amazone, Nam Mỹ.


-  VÌ SAO các dòng sông uốn khúc quanh co?

             
      Vào lúc bắt đầu hình thành dòng chảy, lòng sông thường không phẳng. Những nơi nước sông chảy qua, vì rất nhiều nguyên nhân, nên tốc độ chảy ở hai bên trái phải không hoàn toàn bằng nhau. Nơi này bờ sông lở một chút, nơi kia mấy một cái cây, nơi khác nữa có thêm dòng nước chảy từ bên ngoài vào... Những hiện tượng đó đều có thể làm cho tốc độ chảy của sông ở một nơi nào đó nhanh lên hoặc chậm lại, đồng thời vật chất hai bên bờ cũng khác nhau, có nơi dễ bị phá vỡ, có nơi khá rắn chắc và chính tất cả hiện tượng đó đã làm cho lòng sông trở thành uốn khúc quanh co.



-  VÌ SAO hoa trên núi có màu sắc sặc sở?

             
       Nguyên do là tia tử ngoại trên núi cao chiếu rất mạnh làm cho nhiễm sắc thể của tế bào thực vật bị phá hủy, gây trở ngại cho sự tổng hợp chất nucleotic, phá hoại phản ứng trao đổi chất của tế bào, rất bất lợi cho sự sống của cây. Việc tạo ra nhiều chất dạng caroten và antocyan đồng thời cũng khiến màu hoa vô cùng sặc sỡ bởi vì các caroten làm cho hoa hiện màu da cam, màu vàng tươi rực rỡ. Còn antocyan làm cho hoa có màu đỏ, lam, tím... Trong hoa có nhiều sắc tố như vậy và dưới ánh sáng càng trở nên rực rỡ hơn.



-  VÌ SAO một hạt quýt mọc lên nhiều mầm?

             
   Một hạt bình thường thì chỉ có một phôi nên chỉ mọc lên 1 cây. Còn những hạt chứa nhiều phôi như quýt ắt sẽ mọc lên nhiều cây. Trong thiên nhiên, hạt đa phôi như quýt không nhiều. Nguyên nhân đa phôi là sự phân chia của các tế bào trứng hoặc của các tế bào đã thụ tinh. Trong điều kiện thường, quýt chỉ có một phôi được thụ tinh gọi là phôi hữu tính. Những phôi còn lại do sự biến dạng của các vách tế bào trứng phát triển mà hình thành không qua thụ tinh gọi là phôi vô tính. Tuy nhiên, ở quýt dù hữu tính hay vô tính, phôi đều có khả năng nảy mầm và phát triển. Vì lẽ đó, khi gieo một hạt quýt sẽ nảy lên mấy mầm.



-  VÌ SAO sao ếch đực kêu rất to?

                Cũng giống như người, dây thanh của ếch trong khoang thanh hầu. Không khí từ phổi lùa nhanh qua làm rung dây thanh, phát ra tiếng kêu. Riêng ếch đực còn có đôi túi kêu ở hai bên hầu. Khi nó kêu,, hai túi này phình ra phía ngoài, khiến âm thanh càng thêm vang dội. Thanh âm và điệu của các loài ếch không giống nhau. Mỗi lần ép, ếch kêu một tiếng. Nhiều con chen chúc nhau một chỗ, thúc vào nhau, chúng cũng kêu.



-  VÌ SAO lại có các mùa ?

               
   Mùa là một thời gian của năm nhưng có những đặcđiểm riêng về thời tiết và khí hậu. Nguyên nhân gây ra các mùa là do trục trái đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo và trong suốt năm trục của trái đất không đổi phương trong không gian nên có thời kỳ bán cầu Bắc ngả về phía mặt trời hoặc có thời kỳ bán cầu Nam ngả về phía mặt trời. Điều đó làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận bứa xạ mặt trời ở mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm.



-  VÌ SAO ớt lại cay?

         
        Cái vị bốc lửa của ớt thực ra là một mẹo tiến hóa được dùng để chặn đứng các con thú định ăn quả và phá hủy hạt của chúng. Nhưng khéo thay, tạo hóa vẫn còn chừa lại loài chim vốn " tỉnh bơ " trước vị cay có thể ăn được thứ quả khó nuốt này và truyền nòi giống của ớt đi xa hơn. Điều này giúp đảm bảo sự sống còn của giòng họ nhà ớt. Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Montana và Đại học Bắc Arozina ( Mỹ ) đã tìm thấy trong ớt chất Capsaicin khiến nó có vị cay nồng đặc biệt. Chất này kích thích các vùng da và lưỡi, vốn là nơi cảm nhận cái nóng và đau, đánh lừa não là nó đang " đốt cháy " da. Capsaicin khiến thú phải chạy xa nhưng lại không hề hấn gì với chim.



                                                                                                                 NKT
                                                                                                                   ( SƯU TẦM )












0 nhận xét:

Translate