Wednesday 8 July 2015

VÌ SAO? ( TẬP 2 )





-  VÌ SAO  khi bứng cây phải cắt bớt một phần cành lá?
               
       Nếu bứng cây đem đi trồng mà không cắt bớt một số cành lá thì công việc giữa bộ rễ với bộ phận trên mặt đất sẽ không điều hòa làm cho nước vào cơ thể cây thì ít mà ra ra thì nhiều, dễ dẫn đến héo khô hoặc hồi phục chậm và làm cây có thể chết do mất nước. Vì vậy khi đem bứng cây đi trồng cần phải cắt bớt một số lá với cành vừa phải để giảm bớt sự thoát hơi nước, đảm bảo cân bằng giữa số nước hút vào cùng số nước mất đi và có thế mới nâng cao được tỉ lệ cây sống.

-  VÌ SAO hoa ngọc lan ra hoa rồi mới ra lá?
               
    Nụ và mầm non của ngọc lan tách riêng nhau, , nụ hoa to mọc ở đầu cành, mức nhiệt độ cần để chúng phát triển rất thấp, do đó vào đầu mùa đông là hoa đã mọc. Đến mùa xuân, khi tiết trời ấm áp là hoa đã nở. Trong khi đó, lá cây cần nhiệt độ khá cao mới sinh trưởng được, do đó lá mọc sau hoa. Một số loài hoa khác cũng ra hoa rồi mới ra lá như hoa nghênh xuân...


-  VÌ SAO phải đóng đinh vào thân cây vạn tuế?

         
      Sắt là nguyên tố không thể thiếu đối với các sinh vật. Trong khi các loài sinh vật thông thường có ít nhu cầu về sắt thì cây vạn tuế lại cần khối lượng sắt rất lớn. Chính vì vậy, người ta cần bổ sung thêm sắt cho chúng và đóng những chiếc đinh sắt vào thân cây cũng là một trong những biện pháp đó. Thân cây vạn tuế thường to, việc đóng những chiếc đinh này vào không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của cây mà còn cung cấp những chất cần thiết giúp cât phát triển chắc và khỏe. 



-  VÌ SAO dừa thường mọc ở bên bờ biển?
       
        Nguyên nhân là do các trái dừa khi đã già thường rơi xuống biển và được sóng biển đưa đi.  Quả dừa có vỏ dày, có lớp sợi vừa nhẹ vừa bền vững, giúp trái đừa khi trôi nổi trong nước biển không bị chìm cũng như không bị thối. Cứ như vậy, trái dừa trôi nổ trên biển, có thể tới vài ngàn kilomet cho đến khi dạt vào bờ và khi gặp điều kiện phù hợp thì trái dừa nảy mầm mọc thành cây dừa mới.



-  VÌ SAO ngó sen có nhiều lỗ nhỏ?
       
        Ngó sen là thân của sen nhưng có điều lạ là trong ngó sen có rất nhiều lỗ nhỏ. Chúng có tác dung gì? Thì ra, thực vật cũng giống như con người là đều cần hô hấp. Ngó sen nằm sâu dưới bùn nhưng những lỗ trong thân ngó sen ăn thông với cành lá. Như vậy thì không khí sẽ đi qua lá đền được với ngó sen và nhờ vậy ngó sen mới có thể tồn tại được.



-  VÌ SAO khi có sương thì thời tiết thường nắng?
       
        Sự hình thành những hạt sương cần có những điều kiện khí hậu nhất định. Đó là sự khống chế của áp suất cao, ít gió, trời quang mây tạnh, nhiệt lượng trên mặt đất tán rất nhanh, nhiệt độ giảm xuống và khi hơi nước gặp phải mặt đất hoặc những vật thể tương đối lạnh thì sẽ hình thành sương.



-  VÌ SAO cây dương lại sinh ra sâu róm?
       
        Vào mùa xuân có rất nhiều thứ giống như " sâu róm " từ trên cây dương rơi xuống. Thực ra những " sâu róm " đó chính là hoa của cây dương. Vào mùa thu, trên cây dương mọc ra những mầm non nhỏ, đợi đến mùa xuân năm sau để từ những mầm non đó mọc thành những bông hoa. Sau khi những bông hoa này rụng đi, trên cành mọc ra lớp lá non mới xanh ngắt.


-  VÌ SAO hoa súng sau nhiều năm vẫn mọc lại được?

     
          Hạt cây hoa súng bị vùi dưới bùn hàng ngàn năm nhưng khi có điều kiện môi trường thích hợp là chúng lại nở hoa, vì sao lại như vậy? Có được điều này là nhờ hạt súng có lớp vỏ bọc ngoài rất cứng, ngăn cho nước với không khí từ bên ngoài lọt vào và từ trong ngấm ra. Trong hạt có một lỗ nhỏ chứa oxy, khí cacbonic với nitrogen, đồng thời chứa lượng nước nhỏ và rất giàu dinh dưỡng. Với những điều kiện này giúp hạt hoa súng có sức sống mãnh liệt, cho dù có vùi sâu cả ngàn năm chúng vẫn mọc và nở hoa.


-  VÌ SAO hồng hạc có bộ lông màu hồng?

       
         Lúc mới sinh ra, bộ lông của chúng màu trắng rồi sau đó chúng dần nhận được sắc tố từ một chất mà chim bồ mẹ mớm cho cũng như từ thức ăn. Hồng hạc còn lấy được sắc tố hồng từ chất Carotenoids có trong loại tảo màu xanh và động vật giáp xác mà chúng ăn trong tự nhiên hoặc trong thức ăn tổng hợp với những con chim bị nuôi nhốt. Thậm chí hồng hạc sử dụng sắc tố này thể hiện tín hiệu thu hút bạn tình.


-  VÌ SAO lại cạo mủ cây cao su vào buổi sáng?

       
         Người ta cạo lớp vỏ cây cao su cho nhựa cây chảy ra. Vào sáng sớm, sau một đêm nghỉ ngơi, hàm lượng nước trong thân cây dồi dào, các tế bào hoạt động mạnh hơn, áp lực của nhựa cây cao hơn, đây là lúc cạo mủ cho sản lượng cao nhất. Chính vì vậy, người ta cạo mủ cây cao su vào buổi sáng sớm.


-  VÌ SAO không có ai trùng vân tay?

     
           Các nhà bác học cho rằng dấu vân tay được hình thành dưới tác động của hệ thống gen di truyền mà thai nhi được thừa hưởng với tác động của môi trường thông qua hệ thống của mạch máu cùng hệ thống thần kinh nằm giữa hạ bì và tiểu bì. Một vài trong số tác động đó là sự cung cấp oxy, sự hình thành các dây thần kinh, sự phân bố các tuyến mồ hôi, sự phát triểncủa các biểu mô... Điều thú vị là mặc dù có chung một hệ thống  gen di truyền nhưng vân tay ở mười đầu ngón tay của mỗi cá nhân khác nhau. Mỗi ngón tay có một môi trường phát triển vi mô khác nhau vì vậy vân tay trên mười đầu ngón tay của một cá nhân là khác nhau.


-  VÌ SAO chuồn chuồn lại " đạp nước "?

       
         Đôi khi chúng ta nhìn thấy chuồn chuồn đậu ở ven sông hay trên mặt ao, chốc lại bay thấp chấm đuôi trong nước. Trên thực tế, kiểu " đạp nước " này chính là động tác đẻ trứng của chuồn chuồn. Chuồn chuồn không giống với nhiều côn trùng khác, trứng được nở ra trong nước, lúc nhỏ sống trong nước. Hình dáng ấu trùng không giống như chuồn chuồn mà chúng ta thường thấy mà chỉ có ba đôi chân nhưng lại không có cánh để bay.


-  VÌ SAO mèo mẹ hay liếm mèo con?

     
           Khi mèo con được sinh ra, mèo mẹ hay liếm khắp mình chúng. Mèo mẹ còn liếm rất kỷ miệng của mèo con để giúp chúng học cách thở và liếm sạch nước bám trên mình mèo con, giúp mèo con không bị nhiễm lạnh.


-  VÌ SAO voi hút nước bằng mũi mà nước không lọt vào phổi?

       
         Khí quản với thực quản của voi ăn thông với nhau nhưng phần trên của thực quản ở phía sau khoang mũi có mọc ra một mảnh sụn. Khi cái mũi dài hút nước, nước sẽ chảy vào xoang mũi và do sự chi phối của trung khu thần kinh trong đại não, cơ thịt ở trong bộ phận họng sẽ co lại làm cho mảnh sụn ở phần trên của thực quản tạm thời như cái nút đậy cửa khí quản lại. Nước sẽ từ xoang mũi tiến thẳng vào thực quản chứ không vào khí quản và đương nhiên là cũng không chảy vào trong phổi. Sau đó, mảnh sụn lại tự động mở ra để đảm bảo việc hô hấp được tiến hành bình thường.


-  VÌ SAO những chiếc lá rụng do gió thổi thường chuyển động xoay vòng tròn thay vì bay ra xung quanh?

       
          Khi lá rơi thường là lá già, ít nước ở viền lá mà tập trung nước ở cuống nên cuống nặng hơn, chúi đầu xuống đất, còn cánh lá cong lại giống như cánh quạt, không khí sẽ tác dụng lên cánh lá đã bị khô xoắn làm cho nó quay tròn khi rơi. Những chiếc lá không có cánh xoắn sẽ không xoay tròn hoặc xoay rất ít. Tùy theo hình dạng của lá mà khi rụng có thể bay theo nhiều kiểu khác nhau.


-  VÌ SAO có cây rỗng ruộng mà vẫn sống?

       
         Do là chất dinh dưỡng mà cây cần chủ yếu vào hai tuyến vận chuyển : Một tuyến là phần chất gỗ từ dưới hướng lên phía trên, đưa nước với những chất vô cơ từ bộ rễ hút lên đưa tới các lá cây; Một tuyến hướng từ trên xuống dưới, đem những chất dinh dưỡng ( chất hữu cơ ) do lá chế tạo ra ( nhờ tác dụng quang hợp )  chuyển xuống bộ rễ. Cả hai tuyến dẫn đó đều ở bên ven thân cây, cành cây, còn chỗ rỗng ruột ở thân cây chỉ là một phần ở giữa thân gỗ. Khi hai tuyến dẫn ở ven, bờ của thân cây không bị đứt đoạn toàn bộ thì cây vẫn sống, vẫn lớn lên và không chết...    


-  VÌ SAO không thi đấu cầu lông ngoài trời?

     
           Quả cầu được làm bằng lông ( hoặc nhựa nhưng không dùng trong thi đấu ) khi bay có những tính chất khí động học đặc trưng làm cho nó có cách bay lẫn đường bay khác hẳn những  với những quả bóng dùng trong các mộn thể thao dùng vợt khác , cụ thể : lông cầu tạo ra lực cản vô cùng lớn  khiến giảm tốc nhanh hơn rất nhiều so với quả bóng. Quả cầu lông có vận tốc cực đại cao hơn rất nhiều khi so sánh với các môn thể thao dùng vợt khác. Vì nó khá nhẹ nên dễ dàng bị ảnh hưởng bởi gió do đó các vận động viên chỉ thi đấu trong nhà. Cầu lông vẫn có thể chơi được ở ngoài trời thường là ở ngoài vườn, công viên, bãi biển ... nhưng chỉ với mục đích vận động là chính.         

     
-  VÌ SAO máu của động vật bậc thấp không có màu đỏ?
       
         Hồng cầu sở dĩ có màu đỏ là vì trong thành phần của nó có chứa chất sắt, được gọi là huyết sắc tố. Đối với động vật bậc thấp như tôm, cua, chuồn chuồn, nhện... thì khác. Máu của chúng chỉ có các tế bào trông giống như bạch cầu ở động vật bậc cao chứ không chứa các tế bào hồng cầu, vì thế máu không có màu đỏ. Một số loại động vật bậc thấp khác cũng có máu đỏ nhưng là do trong huyết tương của chúng có chứa huyết sắc tố  ( chứ không phải hồng cầu ). Một số loại côn trùng khác lại có máu màu vàng hoặc màu xanh lục, đó là bởi trong huyết tương của chúng chứa một loại huyết tố có chứa kim loại đồng. Đa số các loại động vật bậc thấp có có máu không màu và trong suốt. Các nhà khoa học không gọi đó là máu mà chỉ coi là một dịch thể.  


-  VÌ SAO củ hành phơi khô rồi mà vẫn mọc mầm?
       
          Quê hương của củ hành là vùng sa mạc khô cằn. Ở đó nước còn quý hơn vàng. Muốn sống được ở một nơi khí hậu như thế này, củ hành sử dụng từng lớp, từng lớp của nó để bao lấy, không để cho nước dễ dàng thoát đi. Khả năng giữ nước của cây hành rất tốt. Những cái vẩy bọc mầm non ( cái màng bọc ) rất mỏng và rất chặt ấy đủ để cho nó sống trong vòng một năm không bị khô, thậm chí treo trên bếp lò nóng cũng không bị chết. Cho nên người ta đem phơi khô hành rồi mới cất đi và đến năm sau củ hành vẫn có thể nảy mầm, mọc rễ.

-  VÌ SAO một số thực vật có thể phát sáng?
     
           Đó là bởi vì trong thân của những thực vật này có một loại vật chất đặc biệt : chất huỳnh quang và chất xúc tác huỳnh quang. Trong quá trình hoạt động của chất xúc tác đồng thời giải phóng ra năng lượng, loại năng lượng này được biểu hiện ra dưới hình thức phát sáng, đó là những ánh sáng của sinh vật mà chúng ta nhìn thấy. Ánh sáng của sinh vật là một loại ánh sáng lạnh, hiệu suất phát sáng của nó rất cao, tới 95% có khả năng chuyển thành ánh sáng, hơn nữa ánh sáng màu sắc êm dịu và thích hợp.




NKT
( sưu tầm )



0 nhận xét:

Translate