Tuesday 28 July 2015

VÌ SAO ? ( TẬP 3 ).





-  VÌ SAO thực vật lại cứ mọc thẳng?

               
          Đó là vì trong thân cây thực vật đã sản sinh ra một loại sinh trưởng tố mà phản ứng của rễ và thân thực vật đối với sinh trưởng tố thì không giống nhau. Sinh trưởng tố có thể tăngnhanh sự sinh trưởng của tế bào thân cây nhưng lại ức chế sinh trưởng của tế bào rễ cây. Tập tính này của thực vật, đối với bản thân thực vật là có lợi do rễ hướng xuống dưới, hấp thụ chất dinh dưỡng với nước, thân hướng lên trên tiếp thu ánh sáng, tiến hành tác dụng quang hợp. Chính vì vậy, thế giới tự nhiên bảo tồn cái tập tính này của thực vật.

-  VÌ SAO gọi cây đa là cây bất tử?

             
               Đó chính là bởi vì cây đa có rất nhiều rễ khi hút nướcvà chất dinh dưỡng cho thân cây mẹ, nhờ vậy cây mới có thể lớn và trở nên rậm rạp. Chính vậy, cây có tuổi thọ cao hơn những cây khác và trong dân gian người ta mới gọi cây đa là cây bất tử. 

-  VÌ SAO cây dại có khả năng chống bệnh cao?
                 
           Để thích ứng với điều kiện khắc nghiệt bên ngoài, cây đã thay đổi cấu tạo sinh lý bên trong. Ví dụ, nhiều cây dạitrên thân hoặc trên phiến lá của nó có rất nhiều lông nhỏ, có cây lại có rất nhiều gai và có cây mang độc tố. Tất cả những hình thức tự vệ này đều giúp cây chống trả kẻ thù tốt hơn. Các nhà khoa học rất coi trọng ưu điểm đề kháng mạnh của cây dại. Bằng cách lai tạo, họ hy vọng tạo ra những giống cây trồng mới hoàn thiện, cho thu nhập cao và đồng thời có khả năng kháng bệnh cao.

-  VÌ SAO sao bạc hà lại rất mát?


               
               Nguyên do là vì trong thân và lá bạc hà có chứa một loại tinh dầu bạc hà. Thành phần chủ yếu của loại tinh dầu nàylà cồn bạc hà và xê - tôn bạc hà. Dầu bạc hà là một loại dung dịch lõng màu vàng nhạt, mùi thơm nồng nhưng lại mát.Toàn thân cây bạc hà có mùi thơm cũng chính là vì lý do đó. Dùng phương pháp chưng cất từ thân với cây bạc hà để thu về dầu bạc hà và lại qua một quá trình gia công chế biến trong môi trường nhiệt độ thấp ta sẽ được những tinh thể không màu, thường được gọi là não bạc hà.


-  VÌ SAO cây không cao quá 100 m?
               

        Nguyên nhân của hiện tượng này nằm ở hệ thống " tuần hoàn " của cây. Đường tạo ra trên lá bị khuếch tán thông qua một hệ thống tế bào dạng ống gọi là libe. Lượng đường tăng lên khi nó di chuyển và vì thế lá cây càng lớn, chúng được nhanh chóng tới toàn thân. Đây cũng là giới hạn cho sự tăng trưởng của lá cây. Độ cao thân cây cũng sẽ tăng dần tới giới hạn khi lá cây còn nhỏ vì đường có thể theo thân cây xuống tới gốc  khiến " nút cổ chai " to hơn. Tính toán của Jensen đã mô tả được mối quan hệ giữa độ cao của cây và lá cây. Khi cây cao lên, những chiếc lá lớn, nhỏ đều ngừng lớn để đảm bảo cho sự tồn tại của cây và ở độ cao 100m, giới hạn trên dưới gặp nhau.  Đây là nguyên nhân giải thích vì sao cây không thể cao quá 100m.


-  VÌ SAO quả mơ lại rất chua?

               
 Từ xưa đã có câu thành ngữ " nhìn mơ hết khát ", đừng nói chuyện ăn mơ ngay từ xa nhìn thấy cây mơ hoặc nghengười ta nói đến cây mơ là đã thấy chua rồi. Mơ chua là vì nó bao hàm rất nhiều axit hữu cơ như tửu thạch toan, axit amin, axit táo... Trong quả mơ chưa chín còn bao hàm các chất đắng, chất chua và chất chát. Cho dù mơ chìn thì chất axit trong đó so vối các quả khác thì đậm hơn nhiều.

-  VÌ SAO cây xương rồng lại nhiều thịt nhiều gai?
                 
  Để thích ứng được với môi trường sa mạc có khí hậu nóng gắt, lượng nước mưa rất hiếm, cát vàng cuồn cuộn, có độchênh lệch giữa nhiệt độ ban ngày và đêm... thân của xương rồng phải biến thành dạng thịt nhiều bột, có thể thông qua phần rễ hút và tích trữ một lượng nước lớn từ đất cát rất sâu trong lòng đất. Mặt khác để giảm sự bốc hơi nước, lá của xương rồng cũng dần dần thoái hóa thành dạng kim. Ngoài ra gai của xương rồng còn có tác dụng tự vệ. những cái gai nhọn của nó khiến những động vật ăn thực vật sợ  nguy hiểm mà không dám gần.  

-  VÌ SAO lá chè lại chia ra chè xanh chè đỏ?
              
 Lá mọc trên cây chè đều là màu xanh cả. Hồng trà cũng thế, đều dùng lá chè xanh tươi để chế tạo ra. Hồng trà là trải qua lên men làm thành. Người ta đem vo vụn lá chè ra, vắt lấy chất nước và để cho nó lên men. Khi lên men, diệp lục tố của lá chè bị phá hoại, màu xanh bị mất đi, chất nhu toan mà nó có dưới tác dụng của chất xúc tác bị oxy hóa rồi thành màu hồng chè. Chè xanh thì không qua việc lên men, người ta đun chảo gang lên đến 200 độ C, thậm chí đáy chảo biến thành màu hồng nhạt, sau đó bỏ lá chè tươi vào, sao cho thật nhanh, như vậy nước bốc hơi và diệp lục tố vẫn không bị phá hoại nên thành chè xanh.

-  VÌ SAO những loại trà nổi tiếng thường có xuất xứ trên núi cao?
                 
Điều này có liên quan mật thiết với môi trường tự nhiên trên núi cao như không khí, nhiệt độ, ánh sáng, đất đai v.v... Trên núi cao thường ở trạng thái áp suất không khí thấp, cây trà sinh trưởng chậm, có lợi cho việc tích lũy và bảo tồn axit tan-nic và chất đường trong lá trà, có thể giảm thiểu sự bốc hơi của lá mầm giúp cho lá trà tự hình thành một loại nguyên tố đề kháng, đó chính là dầu thơm - thành phần quý hiếm trong lá trà. Hơn nữa trên núi cao lại có ánh sáng ngắn chiếu rọi, có lợ cho sự hợp thành của chất thơm. Chỉ vài điều kiện thuận lợi này đà làm cho lá trà trên núi cao tự nhiên có chất lượng thật là tốt. 

-  VÌ SAO cây dương khác lá có thể sống trong sa mạc?


                 Cây dương khác lá sống ở khu vực hoang vu của sông Tarim - sông lục địa lớn nhất Trung Quốc. Cây dương khác lá là thực vật họ dương liễu, một loại cây dương. Dương khác lá độc đáo ở chỗ nó có ba loại lá : một loại giống lá cây dương; một loại giống lá cây liễu và một loại vừa giống lá cây liễu vừa giống lá cây dương. Hiện tượng kỳ lạ này của lá dương khác lá là hiện tượng hiếm thấy trong giới tực vật vì vậy dương khác lá còn gọi là dị diệp dương. Sở dĩ dương khác lá có thể sống trong sa mạc là vì nó có khả năng chống hạn rất lớn. Nó rất có khả năng trong việc trữ nước để chuẩn bị đủ điều kiện cho việc chống hạn. Rễ già của nó còn có thể vươn ra bên cạnh xa hàng mấy chục mét, trên mỗi chiếc rễ đều có thể nảy mầm rồi mọc ra một cây mới. Rễ đĩa của nó đan vào nhau, có thể chống được đất cát rắn. Dương khác lá còn có thể sống trong đất phèn. Nó có thể thải bớt chất phèn dư thừa qua thân cây và lá cây, tránh được tác hại của chất phèn gây ra cho cây.  

-  VÌ SAO không dễ dàng trừ cỏ?


        Sức sống của loài cỏ dại đặc biệt mạnh, nếu không nhổ bật tận gốc rễ của chúng đi thì chúng không dễ gì chết đi được. Bất kể là đất bạc màu, thoái hóa, ngập nước hay hạn hán hoặc gió to mưa vùi, chúng đều có thể ngoan cường phát triển sanh sôi  nảy nở. Hơn nữa hạt giống của loài cỏ dại vô cùng phong phú. Một cây có thể có đến hàng ngàn vạn hạt giống. Có một số loại hạt cỏ bị con vật ăn đi nhưng không bị tiêu hóa nên đã theo phân ra ngoài và trở lại để phát triển ở nơi đồng ruộng. rất nhiều loại hạt cỏ sinh sôi nảy nở đàn đàn lũ lũ cho nên cỏ dại không dễ gì trừ sạch được.

-  VÌ SAO nên ăn cà rốt?


         Không có loại hoa, quả, củ nào chứa nhiều carotene ( tiền vitamin A ) như cà rốt, vì vậy chất này được đặt tên từ chữ Carrot. Lượng carotene ăn vào sẽ được cơ thể chuyển hóa dễ dàng thành vitamin A ở ruột và gan. Vì vậy nhiều người cho rằng ăn nhiều cà rốt sẽ làm " sáng mắt ", tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng vì vitamin A có tác dụng phòng ngừa bệnh khô mắt, quáng gà, mù lòa ở trẻ em do thiếu vitamin A chứ không làm người bình thường sáng mắt thêm.

-  VÌ SAO sư tử đực lại không săn mồi?
        

        Người Châu Phi thường gọi sư tử đực là " ông chúa lười ", " kẻ ích kỷ " vì chúng nhường phần việc đi săn cho sư tử cái. Tuy nhiên sự thật lại không phải vậy. Trong bầy đàn, giữa các con sư tử đực và sư tử cái trưởng thành đều có sự phân chia công việc. Sư tử cái ngoài việc sinh con đẻ cái thì việc chủ yếu là săn mồi, còn sư tử đực làm nhiệm vụ bảo vệ bầy đàn, đảm bào an toàn cho cả bầy. Một khi phát hiện ra kẻ thù xâm phạm lãnh địa, sư tử đực sẵn sàng lao ra xua đuổi kẻ thù.

-  VÌ SAO trong lễ sinh nhật người ta phải thắp nến?


                 Tập tục này đã nảy sinh sớm nhất ở nước Hy lạp xưa. Trong thời cổ Hy Lạp người ta rất sùng bái nữ thần mặt trăng là Actemix và mỗi năm phải kỷ niệm ngày sinh của bà. Những ngày đó, trên bàn thờ, người ta thường bày một cái bánh được làm từ trứng, bột mì và mật ong. Trên mặt bánh có cắm rất nhiều nến đốt sáng và người ta cho rằng ánh sáng của các ngọn nến này tượng trưng cho ánh sáng lung linh của mặt trăng, như vậy người ta sẽ bày tỏ được lòng sùng kính của mình đối với vị nữ thần mặt trăng.. Người ta tin rằng trong các ngọn nến được thắp sáng có một sức mạnh thần bí nào đó và trong khi người được ăn mừng sinh nhật ôm ấp trong lòng ý nguyện của người ấy sẽ được thực hiện. 

-  VÌ SAO hoa sen " gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn "?


         Trên bề mặt hoa và lá sen đều phủ một lớp chất mỏng như sáp, nhờ vậy mà bụi bẩn khó bám lên được. Khi lá non và nụ hoa mọc lên, chúng cũng được bao phủ trong lớp chất như sáp, giúp bùn đất không bám lên được và nếu có bám được thì cũng bị nước rửa sạch.

-  VÌ SAO có thác nước?


          Thác nước hình thành khi dòng chảy của nước qua nơi có độ dốc lớn hoặc thẳng đứng. Không những ở mặt đất có thác nước mà ở dưới lòng đất cũng có thác nước. Các mạch nước ngầm sẽ tạo nên các con sông ngầm, khi gặp nơi có địa hình đang cao bỗng đột nhiên xuống thấp thì các thác nước dưới lòng đất cũng sẽ được hình thành.

-  VÌ SAO  cá chép và cá chạch có râu?


         
    Trên râu của cá chép và cá chạch có rất nhiều tế bào cảm nhận vị giác, giúp chúng tìm mồi trong nước. Các loài cá này chủ yếu sinh sống ở tầng đáy của nước, thị lực của chúng không tốt lắm nhưng bù lại những chiếc râu giúp ích cho chúng rất nhiều. Cá chép có 4 chiếc râu, cá nheo có 8 chiếc râu và cá chạch có 10 chiếc râu.

-  VÌ SAO biển và trời nhìn từ xa lại ở giáp nhau?
  

         Do trái đất có hình cầu nên mặt nước biển trên trái đất không phải là phẳng mà cong theo chiều cong của trái đất. Do đó, chúng ta không nhìn thấy điểm tận cùng của biển. Phần tiếp giáp với biển là tầng khí quyển bao bọc trái đất tức là bầu trời. Vì vậy, khi đứng ở bờ biển ta sẽ nhìn thấy ở nơi xa tít, biển và bầu trời như gắn liền với nhau.

-  VÌ SAO lại có nhủ đá trong hang động?


        Dưới lòng đất có một lớp địa tầng là tầng nham thạch vôi. Nước trên mặt đất ngấm xuống lòng đất sẽ chảy qua lớp địa tầng này và mài mòn, hòa tan nham thạch vôi vào nước, nguồn nước này lại đi đến  đỉnh của một hang động nào đó rồi chảy nhỏ giọt bên trong hoặc chảy lộ ra bên ngoài. Trong quá trình chảy này, chất đá vôi tích tụ dần trên đường nước chảy rồi thành lớp đá vôi chắc chắn. Sau hàng ngàn năm, lượng đá tích tụ sẽ có hình theo dòng nước chảy và trở thành nhủ đá, măng đá, cột đá mà chúng ta thường thấy trong các hang động. 

-  VÌ SAO cây thông mọc được trong khe đá?


      Lá cây thông có dạng như những chiếc kim, giúp giảm đáng kể lượng nước bị bay hơi, chính vì vậy mà tăng khả năng chịu hạn cho cây. Rễ cây thông có khả năng tiết ra dạng chất dịch có tính axit, có khả năng phân hủy đá thành đất, nhờ đó rễ cây có thể cắm sâu vào trong vách đá. Vỏ cây thông rất dày, giúp tăng khả năng chịu lành và mưa gió. Có được những điều kiện trên, cây thông có thể mọc được trên các vách đá.


        








.


1 nhận xét:

QUANG said...

MẤY TẬP VÌ SAO, XEM CŨNG CÓ LÝ LẮM ....

Translate